Chùa Bái Đính tân tự

Chùa Bái Đính là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam và Châu Á, là ngôi chùa được xác lập với nhiều kỉ lục nhất đặc biệt là khu chùa Bái Đính mới. Nơi đây có những cảnh quan thật hùng vĩ, tráng lệ.

Có thể bạn quan tâm Tour Bái Đính 1 ngày.

Vài nét về chùa Bái Đính mới.

1.Tam quan

Tam quan là 3 cửa, theo đạo Phật, đó là Không quan, Trung quan, Giả quan; Tam quan cũng có nghĩa là 3 cửa: cửa khổ, cửa vô thường, cửa vô ngã.

Tam quan được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, để xây dựng tam quan, người ta đã sử dụng khoảng 550 tấn gỗ tròn. Tam quan có lối kiến trúc kiểu chồng giường, cao 16,5m, rộng 13m, dài 32m. Phía trước tam quan, hai bên tả hữu có hai con sư tử bằng đá, là biểu hiện sức mạnh của trí tuệ. Trong trường hợp đặt trước Tam quan nó còn mang ý nghĩa kiểm soát tâm hồn kẻ hành hương.

Vào Tam quan, bên phải có đặt tượng thần Khuyến thiện, tay cầm viên ngọc, biểu tượng cho đạo pháp; bên trái là tượng thần Trừng ác, tay cầm kiếm. Cả hai vị thần đều ngồi trên con sư tử, mang ý nghĩa: lấy nền tảng của trí tuệ để hành đạo, hướng con người tới chân – thiện – mỹ. Bên trên tam quan có hình tượng bánh xe luân hồi, được chạm thông phong, biểu tượng sự chuyển vần không ngừng của phật pháp, của trời đất. Ở giữa có chữ Vạn, tượng trưng của ngọn lửa tam muội (lửa thiêng). Chữ Vạn còn tượng trưng cho trí tuệ và lòng từ bi, quảng đại của đức Phật. Chữ Vạn mở rộng ra hai bên biểu thị sự vận động vô hạn của Phật lực, kéo dài tới 4 phương, mở rộng vô cùng tận.

Tam Quan chùa Bái Đính
Tam Quan chùa Bái Đính

2. Hành lang (La Hán đường)

Hành lang được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ, các vì kèo mái được kết cấu kiểu giá chiêng chồng giường con nhị. Dọc hai hành lang tả, hữu đặt 500 pho tượng La Hán, chất liệu bằng đá, do các nghệ nhân làng nghề đá Ninh Vân (Hoa Lư) chế tác. Vì vậy hành lang còn gọi là La Hán đường.

La Hán đường gồm hai dãy, mỗi dãy 117 gian, dài 526m. Người ta đã sử dụng khoảng 3.500mᶟ gỗ để xây dựng La Hán đường. La Hán là các đệ tử của Phật Thích Ca, họ chưa thành Phật nên được gọi là La Hán. Vì vậy, La Hán đường chỉ được sắp đặt từ tam quan đến gần điện Pháp chủ, đây cũng là con đường tượng trưng cho con đường đến với cõi Phật. Mỗi vị La Hán đều có tên và ý nghĩa riêng. Các vị La Hán được thờ ở hành lang. Ở vị trí này, họ thường xuyên gần gũi, giáo dưỡng, dìu dắt chúng sinh.

Trên con đường này, nếu để ý ra hai bên, du khách thấy rất nhiều những cây mít được trồng. Cây mít là cây thiêng, gắn với Phật đạo (gỗ mít dùng làm mõ chùa, làm tượng Phật; lá mít dùng đặt oản lễ Phật…). Thực ra, mít không phải là cây bản địa, mà nó được du nhập vào Việt Nam cùng với đạo Phật. Kiến trúc cổ truyền của người Việt thường làm bằng gỗ mít, nó không mang yếu tố đơn thuần là chất liệu với những gân xoắn biểu hiện nghệ thuật, cao hơn, nó biểu hiện miền đất thoát tục.

hanh-lang-la-han-2

Hành lang La Hán
Hành lang La Hán

3. Gác chuông

Về kiến trúc: Gác chuông kiến trúc hình bát giác, có 3 tầng mái cong, chiều cao 18,25m, đường kính 17m, mang dáng dấp của bông sen. Gác chuông có một lối lên và một lối xuống. Để lên gác chuông, mời quý khách lên phía cầu thang bên phải (theo lối nhìn của khách từ tam quan vào).

Gác Chuông
Gác Chuông

Về quả chuông: Đây là quả chuông đồng nặng 36 tấn, do các nghệ nhân ở Huế đúc. Quả chuông này đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận là quả chuông bằng đồng lớn nhất Việt Nam.

Quả chuông có 15 vành hoa văn. Mỗi vành hoa được trang trí một cách khác nhau. Các hoa văn này được thiết kế mang phong cách thời Lý. Theo quan niệm của nhà Phật, tiếng chuông khi gõ vào sáng sớm là cảnh tỉnh, buổi chiều là thu không. Mỗi khi tiếng chuông vang lên, mọi thế giới hành tội nghỉ ngơi, những kẻ tội lỗi khi nghe tiếng chuông thì tội lỗi cũng sẽ được tiêu tan.

Chuông đồng 15 vành
Chuông đồng 15 vành

4. Điện Quan Thế âm Bồ tát.

Về kiến trúc: Đây là công trình được làm hoàn toàn bằng gỗ, khoảng 900m gỗ tròn đã được sử dụng làm công trình này. Điện thờ gồm 7 gian, chiều cao 14,8m, chiều rộng 16,8m, chiều dài 40,4m.

Về pho tượng Quan Thế âm Bồ tát: Đây là pho tượng đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận là tượng Quan Thế âm bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Tượng cao 5,4m, nếu tính cả bệ tượng là 9,57m; nặng 80 tấn, nếu tính cả bệ tượng là khoảng 100 tấn.

Quan âm là vị phật đại diện cho tứ đại vô lượng tâm: đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, vì vậy, ở bất kể đâu, phật Quan âm cũng luôn tượng trưng cho sự từ bi, cứu khổ, cứu nạn mọi chúng sinh. Pho tượng tại đây là hình ảnh tượng Quan âm thiên thủ thiên nhãn (tức là Quan âm nghìn tay nghìn mắt).

Theo truyền thuyết, bà là con gái vua Thủy Tề, bỏ mặc giàu sang phú quý đi tu Phật, bà hy sinh cả đôi tay, đôi mắt của mình để chữa bệnh cho chúng sinh. Vì thế Phật cho bà tăng lên nghìn con mắt, nghìn bàn tay để bà làm được nhiều việc công ích và nhìn, thấu hiểu nỗi khổ của chúng sinh nghìn lần hơn nữa.

Xem thêm vềChùa cổ Bái Đính. 

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng dát vàng
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng dát vàng

5. Điện Pháp chủ.

Hồ phóng sinh: Trước cửa điện Pháp chủ là hồ phóng sinh, diện tích khoảng 5000mᶟ. Xung quanh hồ trồng nhiều cây bồ đề. Đây là những cây do các đồng chí lãnh đạo, các nguyên thủ quốc gia đã trồng khi về thăm chùa. Cây bồ đề là cây thiêng gắn với đạo Phật, mang yếu tố giác ngộ nên nó được đặt ở phía ngoài.

Về kiến trúc: Điện Pháp chủ được xây dựng theo kiến trúc 2 tầng 8 mái, gồm 5 gian, cao 30m, dài 44,7m, rộng 43,3m, tổng diện tích 1945mᶟ.

Về pho tượng Pháp chủ: Đây là pho tượng bằng đồng, cao 10m, nặng 100 tấn, do các nghệ nhân làng nghề đúc đồng Ý Yên chế tác. Pho tượng đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận là pho tượng phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Pho tượng Thích Ca được tạc ngồi trên tòa sen, tay phải cầm bông hoa sen, trên ngực có chữ Vạn. Hình ảnh tượng cầm bông sen mang ý nghĩa rằng: Đức Phật dạy cho chúng sinh đến chùa không phải là cầu xin mà thực ra là đi tìm chính mình, bởi bông sen mang nghĩa nhân – quả: Ai tạo nhân nào sẽ hưởng quả ấy. Sen là biểu hiện của lý và trí; phàm và thánh; âm và dương cùng một thể, cùng một cội nguồn. Đồng thời, một yếu nghĩa trong chùa, bông sen còn biểu hiện cho tâm trong sáng, tâm chân thực mà thông qua đó nó biểu tượng cho tự tính tròn đầy, đẹp đẽ nhất. Hai bên điện đặt tượng Bát bộ Kim cương: Các vị này có nhiệm vụ bảo vệ phật pháp ở vòng ngoài..

Về kiến trúc: Điện Pháp chủ được xây dựng theo kiến trúc 2 tầng 8 mái, gồm 5 gian, cao 30m, dài 44,7m, rộng 43,3m, tổng diện tích 1945m2.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

6. Điện Tam thế

dien-tam-the-1

Về kiến trúc: Điện Tam thế được xây dựng với kiến trúc 3 tầng mái, gồm 7 gian, 2 chái, với tổng cộng 66 cột lớn nhỏ đúc bê tông, ốp gỗ. Phật điện cao 34m, dài 59,10m, rộng 40,50m, diện tích lòng điện 2364mᶟ. Con đường nhất chính đạo từ Tam quan đến điện Tam thế dài 812m. Bức phù điêu đá (trước thềm tòa Tam thế) có kích thước 10m x 10m, được chạm khắc tứ linh: long, ly, quy, phượng.

Về bộ tượng Tam thế: Đây là bộ tượng đồng, do các nghệ nhân đúc đồng ở Ý Yên (Nam Định) chế tác. Bộ tượng đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận là bộ tượng Tam thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Mỗi pho tượng cao 7,20m, nặng 50 tấn, đặt trên bệ đá cao 1,5m. Tam thế có nghĩa là 3 thời: quá khứ, hiện tại, tương lai. Tên đầy đủ của bộ tượng này trong đạo Phật là Tam thế thường trụ diệu pháp thân, có nghĩa là Phật luôn tồn tại kỳ diệu khắp mọi nơi, mọi lúc. Ý nghĩa của bộ tượng này là các vị Phật của các thời luôn nối tiếp nhau để giáo hóa chúng sinh. Các vị Phật có kích thướcvà hình dáng giống nhau, đều ngồi thế tọa thiền kiết già toàn phần (yoga).

3 vị tượng Tam Thế
3 vị tượng Tam Thế

Vị Phật ngồi giữa là tượng hiện tại thế, còn gọi là Hiền kiếp. Vị phật này thể hiện cách kết ấn Thiền định với ý nghĩa giữ cho tâm thanh, lòng tĩnh, chống lại mọi tà loạn.Vị Phật ngồi bên trái (theo hướng nhìn của khách từ ngoài vào) là tượng quá khứ thế, còn gọi là Trang nghiêm kiếp. Vị phật này thể hiện cách kết ấn Thuyết pháp với ý nghĩa dùng đạo Phật để giáo hóa chúng sinh.Vị Phật ngồi bên phải là tượng vị lai thế, còn gọi là Tinh tú kiếp. Vị phật này thể hiện cách kết ấn Vô úy với ý nghĩa diệt mọi trừ tà ma, tội lỗi.