Cảm nhận trong một lần về thăm Chùa Bái Đính

Du lịch tâm linh là loại hình du lịch được nhiều người quan tâm vì nó gắn liền với tín ngưỡng và văn hóa của người Việt. Mỗi dịp xuân về người ta lại nô nức lên chùa. Người thì cầu sự an bình, người cầu duyên, người cầu tiền bạc, cầu tài lộc… Tuy nhiên mỗi một du khách lại có một cảm nhận khác nhau khi đi du lịch chùa chiền.
Tôi đến chùa Bái Đính không phải vì hiếu kỳ, cũng không phải nơi đây nổi tiếng với những kỷ lục Đền Chùa Việt Nam, tôi đến nơi đây chỉ để tìm kiếm sự thanh tịnh trong tâm hồn. Trong trí tưởng tưởng của tôi chùa Bái Đính là một ngôi chùa cổ, với mái vòm uốn cong – nối kiến trúc truyền thống của chùa Việt Nam, và những pho tượng … Nhưng khi đến thăm chùa, tôi thực sự bị choáng ngợp trước không gian rộng lớn của quần thể chùa nơi đây, nơi được coi là khu tâm linh lớn nhất Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm:

Tôi đến du lịch chùa Bái Đính vào một ngày bình thường, không phải vào mùa lễ hội nhưng cũng không ít khách du lịch tới đây tham quan.  Cũng giống như các ngôi chùa nổi tiếng khác ở Việt Nam, chùa Bái Đính nằm trên đỉnh của một vùng rừng núi khá yên tĩnh, không khí dễ chịu và thanh tịnh.

Hình ảnh điện Tam Thế
Chùa Bái Đính

Ấn tượng đầu tiên của tôi khi đến Bái Đính là chiếc cổng Tam Quan lớn cũng là cổng vào chính của chùa Bái Đính được xây dựng với quy mô đồ sộ với ba tầng mái đều được lợp bằng gói nung Bát Tràng. Bên phải và trái của cổng Tam Quan được thông liền với 2 dãy hành lang La Hán. Tại cổng Tam Quan có đặt hai bức tượng là ông Khuyến Thiện và ông Trừng Ác , hai pho tượng này được đúc bằng đồng, mỗi pho tượng nặng chừng 12 tấn, và trở thành hai pho tượng Thiện Ác to và nặng nhất Việt Nam.

Đi dọc theo hành lang La Hán hai bên sườn  cổng Tam Quan tôi nhìn thấy rất nhiều các bức tượng La Hán mỗi tượng mang một dáng vẻ và nét mặt khác nhau biểu thị cho các cung bậc cảm xúc của con người.  Và tôi hiểu tại sao ngôi chùa này lại được công nhận là ngôi chùa có nhiều tượng nhất Việt Nam.

Hành lang la hán
Hành lang la hán

Từ hành lang La Hán tôi đi đến tháp chuông, nơi lưu giữ quả chuông lớn nhất Việt Nam, đỉnh gác chuông treo quả chuông Đại Hồng Trung và chiếc chày gỗ dài để thỉnh chuông, chiếc chuông nặng 36 tấn có trạm các hoa văn và hai bài kinh bằng tiếng Hán và tiếng Việt
Những nét trạm khắc tinh sảo, tài hoa mang đậm nét đặc trưng của mỹ thuật Phật giáo được thể hiện trên thân chuông một cách độc đáo. Rời Tháp chuông, tôi đi đến điện Quan Thê Âm, điện được xây hoàn toàn bằng gỗ, với những cây cột thẳng tắp, đường kính to, toàn bộ kiến trúc điện Phật Bà Quan Âm được xây dựng theo kiểu chùa cổ Việt Nam với lớp mái đao truyền thống. Điện có 5 gian, gian giữa dài và rộng nhất, trong điện là tượng bà Quan Âm ngàn mắt ngàn tay bằng đồng dát vàng ngự trên đầu rồng và tòa sen. Dù mới chỉ thăm một chùa trong quần thể chùa Bái Đính thôi nhưng tôi đã thực sự bị cuốn hút.

Tượng Phật Bà Quan Âm
Tượng Phật Bà Quan Âm-Chùa Bái Đinh

Tiếp sau điện Quan Âm, tôi tiếp tục cuộc hành trình đến điện Pháp Chủ, nơi thờ Đức Phật Thích CA Mâu Ni – người sang lập ra Phật giáo. Điện Pháp Chủ được xây dựng theo kiểu kiến trúc chùa Tam Thế với hai tầng mái cong, trước điện là hồ phóng sinh, tạo nên thế điều hòa âm dương với ý nghĩa : chùa cao là dương, nước dưới thấp là âm. Ở điện thờ Thích Ca Mâu Ni, mọi người đều không được đi vào cửa chính, mà vào bằng cửa ngách hai bên, trong điện có tượng thờ Thích Ca Mâu Ni uy nghi ngồi trên tòa sen, tay trái Đức Phật đặt trên lòng, tay phải đặt ngang trán, bên trên có cầm một đóa sen biểu hiện trí tuệ của Phật theo quan niệm thế  tôn nghiệm, Giữa ngực Đức Phật có khắc hình chữ Vạn tượng trưng cho trí tuệ và long từ bi quảng đại, đồng thời biểu thị Phật lực vô hạn, mở rộng vô cùng tận để tế độ chúng sinh.

Tượng Phật Thích Ca Chùa Bái Đính
Tượng Phật Thích Ca Chùa Bái Đính

Đây là pho tượng cao và nặng nhất Việt Nam cho tới thời điểm này.  Đây cũng là nơi thờ xá lệ Phật và các thánh tăng. Tọa lạc tại vị trí cao nhất trong quần thể chùa Bái Đính là điện Tam Thế, đây là tòa điện cao và đồ sộ nhất, đứng từ đây tôi có thể nhìn thấy toàn bộ quần thể chùa Bái Đính. Trong điện có ba bức tượng Tam Thế bằng đồng dát vàng,  ba Phật tam thế đại diện cho ba Phật ở ba kiếp nên được tôn vinh ở nơi cao nhất. Từ điện Tam Thế tôi tiếp tục đi đến tượng Phật Di Lạc, mọi người đến đây thường cầu mong may mắn và bình an cho gia đình.

Bên cạnh Bái Đính là một ngôi chùa cổ, người ta nói chưa đến chùa cổ là chưa đến Bái Đính. Tôi phải leo gần 300 bậc đá cao mới tới chùa cổ, nhưng cảm giác được hít thở không khí tự nhiên nơi đây rất thoải mái. Ngay cửa vào chùa Cổ là hai pho tượng đồng tượng trưng cho ông thiện và ông ác.

Chùa Bái Đính cổ
Chùa Bái Đính cổ

Đến với chùa cổ tôi cảm nhận được không khí trầm mặc linh thiêng của chốn cửa Phật. Rẽ sang bên phải là hang Sáng thờ Phật, từ đây có thể phóng tầm nhìn ra xa ngắm khung cảnh đồi núi rất đẹp, rẽ sang trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến hang Tối thờ Mẫu. Rời chùa cổ, tôi xuống núi đến thăm giếng Ngọc, tương truyền ngày xưa thiền sư Nguyễn Minh Không thường lấy nước ở giếng Ngọc để sắc thuốc trị bệnh cho dân trong vùng, và chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông.Giếng Ngọc được xây theo hình mặt nguyệt rất rộng và đẹp, nước trong giếng chưa bao giờ cạn.

Giếng ngọc chùa Bái Đính
Giếng ngọc chùa Bái Đính

Mỗi lần đến chùa tôi lại có một cảm giác bình yên tĩnh tại trong tâm hồn, dường như mọi lo toan của cuộc sống đều bị cuốn trôi, cảm giác ấy lại một lần nữa đến với tôi khi tôi đến với Bái Đính. Quần thể chùa Bái Đính không chỉ là nơi hội tụ nhiều giá trị văn hóa, những công trình điêu khắc tinh xảo, mà còn là điểm đến lý tưởng của mọi du khách. ( Tour bai dinh )

Xem thêm:

Chúc các bạn có một chuyến du lịch vui vẻ.