Sự tích Phủ Khống (Hang Khống) Tràng An

Khu du lịch sinh thái Tràng An – nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình – có diện tích 2168 ha thực sự đã trở thành “Khu nghỉ dưỡng” của du khách trong và ngoài nước. Hàm chứa những giá trị nổi bật toàn cầu về kiến tạo địa hình, địa chất, địa mạo, khảo cổ và thẩm mỹ nên khu du lịch đã được UNECO vinh danh công nhận là Di sản Văn hóa và thiên nhiên Thế giới vào năm 2014.

Toàn cảnh khu sinh thái là một vùng núi non hùng vĩ, hoang sơ được tạo bởi các thế núi muôn hình vạn trạng soi bóng xuống những dòng suối nhỏ quanh co, uốn khúc nối liền các hang động, các thung lũng kỳ bí đẹp đến lạ thường trông như một bức tranh sơn mài thời cổ. Phải kể đến là Hang Khống – nơi đây đã được vua Đinh chọn làm căn cứ quân sự trấn giữ phía nam thành Hoa Lư. Phủ Khống nằm trên một dải đất hẹp, lưng tựa vào hang Khống, bên phải là dãy núi đá dựng đứng, trước mặt là thung nước mênh mông.

Phủ Khống
Phủ Khống

Đây là đền thờ Đinh Công tiết chế. Theo ruyền thuyết, khi vua Đinh và con trai trưởng là Đinh Liễn bị sát hại, con trai thứ hai là Đinh Toàn lên ngôi hoàng đế khi mới 6 tuổi. Đất nước đang trong cảnh nguy cấp trước sự xâm lược của nhà Tống, vì thế Thái hậu Dương Vân Nga đã khoác áo long bào cho Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn và tôn ông lên ngôi hoàng đế mở ra thời kì mới cho đất nước – thời Tiền Lê. Có một vài thế lực không khuất phục đem quân chống lại nhà Lê cầm đầu là Đinh công tiết chế. Cuộc khởi nghĩa đã được dập tắt nhanh chóng và Đinh Công bị giam lỏng ở Phù Khổng và sau đó ông đã tuẫn tiết tại đây khi nghe tin cuộc tiến công bị thất bại. Người dân thương ông đã có công trung thành với nhà Đinh nên đã lập đền thờ ông ngay tại đây.

phu-khong
Phù Khống

Phía trước Phủ Khống có cây thị cổ thụ. Trên bành rễ của cây thị có ban thờ 7 vị công thần trung thành của Triều đình nhà Đinh. Tương truyền rằng, 7 vị công thần này lãnh việc mai táng thi hài Vua Đinh Tiên Hoàng, sau đó cả 7 vị công thần và đoàn tùy tùng đã tự sát vì muốn bảo vệ bí mật nơi chôn cất ngài. Đinh Công tiết chế đã lập ban thờ để thờ, bên cạnh cho trồng cây thị như tiếng thơm sử sách lưu danh muôn đời.

Cây thị ngàn năm che rợp bóng Phù Khổng
Cây thị ngàn năm che rợp bóng Phù Khổng
cay-thi-nghin-nam-1
Cây thị ngàn năm
Cây thị ngàn năm tuổi
Cây thị ngàn năm tuổi

Điều đặc biệt là qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, cây thị vẫn sống và phát triển xanh tốt, đặc biệt là trên cây thị này vẫn cho 2 loại quả: 1 loại quả tròn và một loại quả dẹt, quả tròn thì có hạt, quả dẹt thì không hạt mà cứ mỗi độ giỗ vua Đinh tức là vào khoảng trung tuần tháng 8 thì cây thị này lại chín vàng rộ không ai lý giải được. Những trái thị chín được dâng lên ban thờ vào mỗi buổi sáng mai như bày tỏ tấm lòng kính trọng sự tạ ơn trước các bậc anh hùng trung liệt. Quả ra nhiều nên khách thập phương đến đây thường xin về làm kỉ niệm. Người dân thấy vậy đem hạt về trồng thì lại không lên cây. Thật kì lạ! Rễ cây sần sùi nổi lên bám chắc vào đá khiến cho cây luôn vững chắc như một sự trường tồn thách thức với thời gian, dù cho phong ba bão táp cũng không thể làm cây gục ngã.

Ban thờ 7 vị tướng trên rễ cây thị cổ
Ban thờ 7 vị tướng trên rễ cây thị cổ

Điều này đã góp phần làm nên một danh thắng Tràng An không chỉ đẹp về thiên nhiên kì vĩ, núi non trùng điệp mà còn có một bề dày lịch sử.