Chùa Bái Đính cổ tự

Chùa Bái Đính thuộc địa phận xã Lê Xá, Sinh Dược, Xuân Trì xưa, nay thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chùa Bái Đính nằm trên núi Bái Đính với chiều cao 187m, diện tích khoảng 15.000 m2. Chùa Bái Đính có 2 khu: khu chùa Bái Đính cổ và khu chùa Bái đính mới. Đây là một vùng đất nổi danh huyền thoại với mỗi địa danh đều có dấu chân của thiền sư Nguyễn Minh Không người sáng lập ra ngôi chùa Bái Đính cổ.

Người xưa truyền lại thì tên của chùa có ý nghĩa: Bái nghĩa là cúng bái, lễ bái trời đất, tiên phật; Đính nghĩa là đỉnh, đỉnh của núi ở trên cao; Bái Đính nghĩa là cúng bái trời đất, Tiên Phật Thánh Thần ở trên cao.

Ngôi chùa Bái Đính cổ mang một nét đẹp linh thiêng, trầm măc, cổ kính khiến du khách đến đây cúng lễ cảm giác như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh, thanh tịnh, tâm hồn trong sáng lạ kì. Giữa trời đất mênh mông, vạn vật yên bình, du khách có thể phát hiện ra ở nơi cùng cốc có một Ao Tiên mà tương truyền ở đó diễn ra cảnh sinh hoạt của các tiên nữ.

Chùa Bái Đính cổ
Chùa Bái Đính cổ

Nguồn gốc lịch sử

Đây là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ triều Lý, tương truyền rằng người khai sinh ra chùa Bái Đính là quốc sư Nguyễn Minh Không. Vào thời vua Lý Thánh Tông năm Bính Ngọ (1066) ở thôn Điềm Dương nay thuộc xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình; có hai vợ chồng nghèo là Nguyễn Sùng và Dương Thị Mỹ đã sinh hạ ra được một cậu bé khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Nguyễn Chí Thành. Không bao lâu sau thì cha mẹ mất Nguyễn Chí Thành tự kiếm sống bằng nghề mò cua bắt cá. Lớn lên ông kết nghĩa với Từ Đạo Hạnh (?-1115) và Nguyễn Giác Hải, là hai vị sự có uy tín đương thời. Khi tu hành đắc đạo, Nguyễn Chí Thành trở về quê và dựng chùa Viên Quang, sau đó lại quay về quê mẹ ở Phả Lại (Hải Dương), Vũ Thư (Thái Bình), Giao Thùy ( Nam Định). Ông dựng chùa tu hành lấy hiệu là Minh Không. Ông là một nhà sư tài năng lấy lừng, một thần y giỏi nổi tiếng đức độ chữa được bênh “hóa hổ” cho vua raLý Thần Tông (1128-1138).

Trong khi đi tìm thuốc chữa bệnh cho nhà vua ông tình cờ phát hiện ra hai hang động tuyệt đẹp. Bằng con mắt tinh tường của mình, ông đã nhận ra đây là đất Phật. Ông xin từ chối những bổng lộc của vua để tu hành ở ngọn núi này. Ông cho xây chùa thỉnh Phật để tạ ơn trời Phật, chùa Bái Đính ra đời từ đó. Nói đến công đức của Nguyễn Minh Không ông còn là nhà sư tạo nên Tứ đại khí, dân gian tôn ông là ông tổ đúc đồng. Ông đặt tên cho vườn thuốc của mình là “Sinh Dươc” có nghĩa là vườn thuốc sống, để chữa bệnh cho muôn người, ông còn có công gây dựng ra 400 ngôi chùa lớn nhỏ trong vùng. Vì yêu quý con người tài hoa đức độ nên khi ông mất người dân đã đúc tượng và lập đền thờ ông trên núi Bái Đính chính là đền thờ đức thánh Nguyễn Minh Không hiện nay.

Kiến trúc

Khu chùa cổ Bái Đính được hình thành từ thời Đinh nhưng nhiều kiến trúc và cổ vật mang đậm dấu ấn thời Lý. Hơn 1000 năm lịch sử, ngôi chùa cổ Bái Đính vẫn còn đó như một hình ảnh cho sức sống dẻo dai, bền bỉ của đạo Phật trong đời sống tâm linh của người Viêt. Một số danh thắng chính của chùa gồm: đền thờ Đức Thánh Nguyễn Minh Không, điện thờ Đức Thánh Cao Sơn, động thờ Phật, động thờ Mẫu.

Bái Đính cổ không có những mái vòm cong vút hay những cột trụ to lớn đồ sộ mà được xây dựng theo lối kiến trúc chùa động khá phổ biến ở Ninh Bình.

Các danh lam thắng cảnh

Giếng Ngọc

Đường lên chùa Bái Đính cổ ngay phía dưới chân núi du khách sẽ bắt gặp Giếng Ngọc. Giếng Ngọc nằm trong khuôn viên rộng 6.000 m2, bốn góc được xây bốn lầu bát giác. Giếng xây thành hình tròn giữ khuôn viên hình vuông theo quan niệm triết học cổ “Trời tròn đất vuông”, đường kính rộng 30m, nước trong suốt có chiều sâu từ 5 – 6 m. Miệng giếng được làm lan can bằng đá tiện bao quanh tôn vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa. Đường đi xung quanh được lát đá rộng thoáng. Mùa hè nước bốc hơi mát, mùa đông tỏa hơi ấm, mặt giếng có hôm bao phủ toàn sương khỏ trông thật lung linh huyền ảo. Đây là ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam được trung tâm sách kỷ lục xác nhận ngày 12/12/2007.

Giếng Ngọc lớn nhất Việt Nam
Giếng Ngọc lớn nhất Việt Nam

Động thờ Phật

Du khách phải leo lên 300 bậc đá thì đến động thờ Phật (Hang Sáng). Cửa động quay hướng Bắc, cao hơn 2m, động Sáng dài khoảng 25m, rộng 15m, trần và nền đều bằng phẳng. Trong động thờ Phật nên gọi là động Phật. Phía trên cửa hang sáng có 4 chữ đại tự “Minh Đỉnh Danh Lam” có nghĩa là: “Lưu danh thơm cảnh đẹp” khắc trên đá do vua Lê Thánh Tông một lần đi du ngoạn Ninh Bình ban tặng và đề một bài thơ tứ tuyệt. Bàn thờ Phật được bài trí thờ Phật theo cách bài trí thông thường, tất cả các tượng đều được đúc bằng đồng nguyên khối, dát vàng, các đồ tế cũng được đúc bằng đồng.

Động Sáng
Động Sáng

Động thờ thần Cao Sơn

Qua động thờ Phật rẽ trái là động thờ thần Cao Sơn. Cửa động quay hướng đông nam 145ﹾ. Tượng thần Cao Sơn bằng gỗ sơn son thiếp vàng, đầu đội mũ cánh chuồn, hai tay cầm thẻ lệnh bài trước ngực dáng vẻ uy nghiêm.

Từ cửa động thờ thần Cao Sơn, đi xuống 70 bậc đá phía thung đền còn có một ngôi đền thờ thần Cao Sơn được xây cất áp lối lên xuống bên sườn núi, lộ thiên. Tại đây tượng thờ thần được đúc bằng đồng dát vàng.

Đây là vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm. Tương truyền rằng, Đinh Bộ Lĩnh từ thưở nhỏ được mẹ đưa vào sống cạnh đền sơn thần trong động. Sau khi xây dựng kinh đô Hoa Lư, vua Đinh Tiên Hoàng cho xây dựng 3 ngôi đền thờ các vị thần trấn giữ ở 3 vòng thành, dân gian gọi là Hoa Lư tứ trấn. Thần Quý Minh trấn giữ cửa ngõ vào thành Nam, thần Thiên Tôn trấn giữ cửa ngõ vào vòng thành phía Đông, thần Cao Sơn trấn giữ cửa ngõ vào vòng thành phía Tây.

Đền thờ Thánh Cao Sơn
Đền thờ Thánh Cao Sơn

Động thờ Đức Thánh Nguyễn Minh Không

Từ động thờ Phật rẽ trái đi xuống khoảng hơn 20 bậc đá là một ngôi nhà xây dựng theo kiểu nhà khang trang. Quay hướng Tây Nam là đền thờ thánh Nguyễn Minh Không.

Kiến trúc Đền có 4 toà làm theo kiểu tiền nhất, hậu công, 5 gian 2 chái theo kiểu chồng rường, hồi có mái đại, trụ non xà đuôi chuột, các cặp xà dọc, xà ngang, xà nách, được bám vào cột chắc khoẻ chính xác kín kít, phân bổ làm hai hàng mỗi hàng 6 cột không để ảnh hưởng tới sự chịu tải của cột. Gian giữa trên cao ở phía ngoài có cuốn thư chạm khắc bốn chữ Hán Thiên khái Thánh sinh (trời sinh ra Thánh). Bên trong để đồ tế khí, có hai chiếc trống rất quý hiếm, mặt trống đường kính 1,4 m, phía trong là chính tẩm gồm 5 gian thờ Nguyễn Minh Không và cha mẹ ông. Phía sau chính tẩm là gác chuông hai tầng, tám mái, làm bằng gỗ lim. Gác chuông treo quả chuông cao 160 cm, nặng hơn 1 tấn. Xung quanh đền trồng nhiều cây cổ thụ tán lá xanh tươi, che bóng mát rượi, những chậu hoa cảnh.… Tất cả tạo thành một bức tranh phong cảnh làng quê yên bình, thanh tịnh.

Tượng Thánh Nguyễn Minh Không
Tượng Thánh Nguyễn Minh Không

Động thờ mẫu

Đối diện với động Sáng thờ Phật là động Tối thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Động tối quay hướng đông nam, cửa cao rộng có treo quả chuông đồng nặng hơn 300 kg, đúc nổi 8 chữ “Mẫu nghi thiên hạ” và “Xuân hạ thu đông”. Bên trong động Tối có 7 động nhỏ thông nhau, nhũ đá trong động thi nhau rủ xuống thành những hình thù kì lạ thật thú vị. Bàn thờ Mẫu được đặt ở ngăn động sáng hơn, tượng bằng đồng, dát vàng.

Động thờ mẫu
Động thờ mẫu

Xem thêm về tour Bái Đính 1 ngày.