Mắm tép Gia Viễn – Hương vị quê nhà

Tôi sinh ra và lớn lên ở xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình-vùng đất cố đô một thời oai hùng ghi dấu chân của các bậc hiền tài. Nơi đây có rất nhiều đặc sản nối tiếng khắp cả nước: dê núi Ninh Bình, cơm cháy, rượu Kim Sơn, nem Yên Mạc,mắm tép Gia Viễn…Tôi đã đặt chân lên nhiều vùng đất, đi nhiều, ăn nhiều, cảm nhận nhiều. Mỗi nơi có một cảnh đẹp riêng, một con người riêng, môt đặc sản riêng và nơi đâu cũng có cái hay, cái lạ của nó nhưng hương vị quê nhà thì chỉ có một.

Có thể bạn quan tâm Du lịch Bái Đính Tràng An 2017.

Nếu ai đã từng đến Gia Viễn, Ninh Bình thì chắc hẳn không thể quên được món mắm tép Gia Viễn đặc sản. Một món đơn giản, dễ ăn, dễ làm mà đủ chất không kém phần thơm ngon, hấp dẫn. Dù ai đi ngược về xuôi thì cũng không thể quên món mắm tép đặc sản quê nhà, hương vị rất đỗi thân quen mà cũng rất đỗi bình dị, ấm tình thương.

Thành phẩm mắm tép
Thành phẩm mắm tép

Mắm tép có thể làm vào tất cả các mùa trong năm nhưng ngon nhất vẫn là mùa thu đông hàng năm. Tháng 7-9  thường là mùa lũ, mưa nhiều lúc này nước mưa tràn xuống sông Hoàng Long là thờ điểm tôm cá sinh sôi nảy nở nhiều nhất. Khi nước rút dân làng ra đây bắt tép về làm mắm. Vào thời điểm này tép thường béo, nhiệt độ thấp nên làm được mắm ngon và cũng không sợ bị hỏng. Cảm giác được cầm trên tay bát cơm nóng hổi ăn với những con tép béo ngậy vừa đun nóng trong mùa đông lạnh giá thì thật là ấm áp.

Để có được mắm ngon khâu quan trọng nhất là chọn tép. Tép phải à loại tươi, mới, loại tép riu có màu xanh lam hoặc đỏ, sống ở nước lợ hoặc nước ngọt nhưng ngon nhất vẫn là ở sông Hoàng Long. Tép mới bắt về phải rửa sạch, đãi bằng rổ, hoặc giá loại bỏ cát, sạn và các loại cá nhỏ,ốc sau đó để ráo. Muối và thính gạo phải được chuẩn bị trước để muối luôn tránh bị ươn. Đem trộn thính gạo đã được rang, giã nhỏ (hoặc không cần giã cũng được), muối với tép; sau đó đổ hỗn hợp vào hũ (vại). Nên cho muối đậm một chút thì sẽ giữ được cá lâu và ngon, 1kg tép khoảng nửa bát gạo. Đậy nắp sau đó ủ vào tro, ủ tép trong vòng 1 tháng sau đó là có thể ăn được nhưng để càng lâu càng ngon kể cả 2-3 năm cũng được, mắm càng có vị đậm đà khó quên.

Tép tươi
Tép tươi

Mẻ mắm ra có màu đỏ tươi đẹp mắt, ăn thì khỏi phải nói. Vị mặn, mặn từ muối; vị ngọt, ngọt từ tép, ngọt từ cái tươi mới, ngọt từ bàn tay của các bà, các mẹ đã làm ra mà không cần phải nêm nấu bất kì một loại gia vị nào.

Mẻ mắm ra lo có màu đỏ tươi đẹp mắt
Mẻ mắm ra lo có màu đỏ tươi đẹp mắt

Mắm tép có thể ăn luôn với cơm nóng hoặc nấu với các món ăn khác tùy ý như mắm tép chưng thị băm, mắm tép chưng thịt ba chỉ, mắm tép chưng trứng,… Tất cả đều rất ngon và ăn nóng với cơm. Riêng tôi, tôi thích nhất là món mắm tép chưng thị ba chỉ ngoại hay làm cho tôi khi còn nhỏ mỗi dịp đông về. Cái béo ngậy của mắm tép, của thịt ba chỉ cùng vị ngọt, vị đậm đà thật ấm lòng mà dù có đi đâu xa cũng không thể nào quên.

Mắm tép chưng thịt ăn vơi cơm nóng.
Mắm tép chưng thịt ăn vơi cơm nóng.
Mắm tép chưng trứng
Mắm tép chưng trứng

Mời quý khách đến với Gia Viễn để thưởng thức đặc sản Ninh Bình.